Thứ Hai, 18 tháng 10, 2021

Bài 4: Đo chiều dài

BÀI 4: ĐO CHIỀU DÀI

Bài 4.1. Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là

A. đềximét (dm)

B. mét (m)

C. centimét (cm)

D. milimét (mm)

Đáp án: B

Bài 4.2. Giới hạn đo của thước là

A. chiều dài lớn nhất ghi trên thước

B. chiều dài nhỏ nhất ghi trên thước

C. chiều dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước

D. chiều dài giữa hai vạch chia nhỏ nhất trên thước.

Đáp án: A

Bài 4.3. Độ chia nhỏ nhất của thước là

A. giá trị cuối cùng ghi trên thước

B. giá trị nhỏ nhất ghi trên thước

C. chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước

D. Cả ba đáp án trên đều sai.

Đáp án: C

Bài 4.4. Thước thích hợp để đo bề dày quyển sách Khoa học tự nhiên 6 là

A. thước kẻ có giới hạn đo 10 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm.

B. thước dây có giới hạn đo 1 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm

C. thước cuộn có giới hạn đo 3 m và độ chia nhỏ nhất 5 cm.

D. thước thẳng có giới hạn đo 1,5 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm.

Đáp án: A







Bài 4.5. Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước trong hình sau:



A. Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.

B. Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 cm.

C. Giới hạn đo là 30 mm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.

D. Giới hạn đo là 3 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.

Đáp án: A

Bài 4.6. Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để:

A. lựa chọn thước đo phù hợp.

B. đặt mắt đúng cách.

C. đọc kết quả đo chính xác.

D. đặt vật đo đúng cách.

Đáp án: A

Bài 4.7. Hãy ước lượng chiều dài một sải tay của em. Dùng thước đo kiểm tra ước lượng của em có chính xác không.

Đáp án: HS Tự thực hành.

Bài 4.8. Lựa chọn thước đo phù hợp với việc đo chiều dài của các vật sau:


 Đáp án:



 

 Bài 4.9. Lựa chọn thước đo phù hợp với việc đo chiều dài của các vật sau:

Cho các dụng cụ sau:

- Một sợi chỉ dài 50 cm;

- Một chiếc thước kẻ có giới hạn đo 50 cm;

- Một cái đĩa tròn.

Hãy tìm phương án đo chu vi của cái đĩa đó.

Đáp án:

- Dùng sợi chỉ quấn một vòng quanh đĩa. Đánh dẫu chiều dài một vòng của sợi chỉ.

- Dùng thước kẻ đo chiều dài sợi chỉ vừa đánh dấu. Kết quả đo chính là chu vi của đĩa.

Bài 4.10. Ba bạn Na, Nam, Lam cùng đo chiều cao của bạn Hùng. Các bạn đề nghị Hùng đứng sát vào tường, dùng một thước kẻ đặt ngang đầu Hùng để đánh dấu chiều cao của Hùng vào tường. Sau đó, dùng thước cuộn có giới hạn đo 2 m và độ chia nhỏ nhất 0,5 cm để đo chiều cao từ mặt sàn đến chỗ đánh dấu trên tường. Kết quả đo được Na, Nam, Lam ghi lần lượt là 165,3 cm; 165,5 cm; 166,7 cm. Kết quả của bạn nào được ghi chính xác?

Đáp án:

Độ chia nhỏ nhất là 0,5 cm nên kết quả phải là số nguyên hoặc số không nguyên kết thúc bằng số 5, ví dụ như là 115,5; 116,5; …Của bạn Nam là chính xác.


Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2021

Bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo - Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học.

 

BÀI 3: QUY ĐỊNH AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH. GIỚI THIỆU MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO – SỬ DỤNG KÍNH LÚP VÀ KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC

 

Bài 3.1. Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào sau đây?

A. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực

B. Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.

C. Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.hành.

D. Tất cả các ý trên.

Giải thích

Đáp án: D

Bài 3.2. Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành?

A. Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.

B. Làm theo các thí nghiệm xem trên internet.

C. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm với hóa chất.

D. Rửa sạch tay sau khi làm thí nghiệm.

Giải thích

Đáp án: B

Bài 3.3. Dụng cụ ở hình bên tên gọi là gì và thường dùng để làm gì?



A. Ống pipette, dùng lấy hóa chất.

B. Ống bơm tiêm, dùng chuyền hóa chất cho cây trồng.

C. Ống bơm hóa chất, dùng để làm thí nghiệm.

D. Ống bơm khí, dùng để bơm không khí vào ống nghiệm.

Giải thích

Đáp án: A

Bài 3.4. Biển báo ở hình bên cho chúng ta biết điều gì?

          A. Chất dễ cháy. .

B. Chất gây nổ.

C. Chất ăn mòn

D. Phải đeo găng tay thường xuyên.

Giải thích

Đáp án: C

Bài 3.5. Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào?

A. Kính có độ.

B. Kính lúp.

C. Kính hiển vi.

D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được.

Giải thích

Đáp án: C

Bài 3.6. Khi không may bị hóa chất ăn da bám lên tay thì bước đầu tiên và cần thiết nhất là phải làm gì?

A. Đưa ra trung tâm y tế cấp cứu.

B. Hô hấp nhân tạo.

C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép vào.

D. Cởi bỏ phần quần áo dính hóa chất, xả tay dưới vòi nước sạch ngay lập tức.

Giải thích

Đáp án: D

Bài 3.7. Khi dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng, bạn Nguyên đặt mắt để quan sát và đọc số đo theo 3 cách như trong hình bên. Theo em, bạn Nguyên đặt mắt quan sát theo cách nào là đúng?

A. Cách (a)

B. Cách (b)

C. Cách (c).

D. Cách nào cũng được.

Giải thích

Đáp án: B

Bài 3.8. Trong phòng thực hành có thiết bị như trong sau:

a) Tên thiết bị này là gì?

b) Thiết bị này dùng để làm gì?

c) Sau khi dùng thiết bị này làm thí nghiệm, bạn Nguyên không gỡ quả nặng trên thiết bị và treo lên giá đỡ. Theo em, bạn Nguyên làm vậy là đúng hay sai? Giải thích.

Giải thích

Đáp án:

a) Thiết bị có tên là lực kế.

b) Lực kế dùng để đo lực.

c) Bạn Nguyên để nguyên quả nặng trên lực kế rồi treo lên giá đỡ là không đúng. Nếu treo liên tục nó sẽ làm dãn lò xò của lực kế và làm mất độ chính xác của các lần đo sau.

c) Bạn Nguyên để nguyên quả nặng trên lực kế rồi treo lên giá đỡ là không đúng. Nếu treo liên tục nó sẽ làm dãn lò xò của lực kế và làm mất độ chính xác của các lần đo sau.

Web: khoahoctunhien6.blogspot.com

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2021

Bài tập - Bài 2 - Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên

 

BÀI 2: CÁC LĨNH VỰC CHỦ YẾU CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

 

Bài 2.1. Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?

A. Vật lí học.

B. Hóa học và Sinh học.

C. Khoa học trái đất và thiên văn học.

D. Lịch sử loài người.

Giải thích

Đáp án: D

Bài 2.2. Nhà máy điện mặt trời là ứng dụng không thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên?

A. Hóa học.

B. Vật lí.

C. Thiên văn học.

D. Sinh học.

Giải thích

Đáp án: D

Bài 2.3. Lĩnh vực chuyên nghiên cứu về thực vật thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên?

A. Vật lí.

B. Hóa học.

C. Sinh học.

D. Khoa học trái đất.

Giải thích

Đáp án: C

Bài 2.4. Ngày nay, người ta sản xuất nhiều xe máy điện để phục vụ đời sống của con người ?

          a. Theo em, việc sửa chữa xe máy điện có phải là nghiên cứu khoa học tự nhiên không?

          b. Việc sản xuất xe máy điện là ứng dụng thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên?

          c. Sử dụng xe máy điện có gây ô nhiễm môi trường không?

Giải thích

Đáp án:

a. Việc sửa chữa xe máy điện không phải là nghiên cứu khoa học tự nhiên.

b. Việc sản xuất xe máy điện là ứng dụng chủ yếu thuộc lĩnh vực vật lí và hóa học. Vật lí nghiên cứu cơ chế chuyển động, hóa học nghiên cứu cơ chế tích điện vào acquy cho xe vận hành.

c. Khi sử dụng xe máy điện sẽ hạn chế được việc thải khói bụi ra ngoài không khí. Tuy nhiên, acquy của xe máy điện sau khi loại thải mà không được xử lí đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường rất năng nề.

Bài 2.5. Đọc đoạn thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi.

Asimo là một người máy có thể di chuyển bằng hai chân như người do Trung tâm Nghiên cứu Kĩ thuật Cơ bản Waco của tập đoàn Honda (Nhật bản) chế tạo năm 2000. Người máy này cao 130 cm, nặng 54 kg, có khả năng di chuyển nhanh đến 6km/giờ. Asimo đã từng đi vòng quanh thế giới và đã tham gia vào rất nhiều sự kiện quan trọng trên toàn cầu.

Mẫu robot này từng tham gia mở cửa sàn giao dịch chứng khoán New York. Vào năm 2002, Asimo xuất hiện trên thảm đỏ tại buổi ra mắt phim Robots có sự tham gia diễn xuất của Amanda Bynes. Cùng năm đó, chú tiếp tục xuất hiện tại Disney Land. Asimo cũng đã tham dự rất nhiều sự kiện giáo dục khắp thế giới, tạo niềm cảm hứng nghiên cứu robot trong giới trẻ.

Chừng đó để thấy Asimo không phải là một con robot bình thường. cách nó di chuyển, nói chuyện, dẫn dắt một dàn nhạc thính phòng thực sự khiến người ta ấn tượng. Rõ ràng Asimo có khả năng kết nối con người với những khát vọng công nghệ tươi sáng.

Với người dân Việt Nam, Asimo không hề xa lạ. Chú đến đất nước chúng ta vào năm 2004 và nhanh chóng chiếm được tình cảm của mọi người bằng những động tác chạy, nhảy, nắm tay, nhận diện khuôn mặt, giọng nói,…một cách thuần thục.

(Theo Wikipedia và Zingnews.vn)

a. Asimo có phải là một thành tựu quan trọng của việc nghiên cứu khoa học tự nhiên không?

b. Asimo có được xem như một vật sống không?

c. Em nghĩ thế nào về tương lai của ngành khoa học nghiên cứu và chế tạo robot?

Giải thích

Đáp án:

a. Asimo đúng là thành tựu quan trọng của nghiên cứu  khoa học tự nhiên. Đó là sự kết hợp giữa khoa học vật lí và khoa học máy tính, khoa học về giải phẫu cơ thể và bộ não người.

b. Mặc dù rất thông minh, có khả năng biểu cảm tốt, hiểu được nhiều ngôn ngữ, cử chỉ của con người song Asimo không được xem là sinh vật sống. Robot Asimo chỉ là vật không sống do con người tạo ra. Dù có thể cảm nhận được, có thể vui đùa được nhưng robot không thể sinh sản như các vật sống khác.

c. Các em tự suy nghĩ nói lên nhé.


 

Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2021

Bài tập - Bài 1 - Giới thiệu về khoa học tự nhiên

 

BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

 

Bài 1.1. Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây?

A. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên.

B. Các quy luật tự nhiên.

C. Những ảnh hưởng của tự nhiên đến con người và môi trường sống.

D. Tất cả các ý trên.

Giải thích

Đáp án: D

Bài 1.2. Hoạt động nào sau đây không được xem là nghiên cứu khoa học tự nhiên?

A. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của động vật.

B. Nghiên cứu sự lên xuống của thủy triều.

C. Nghiên cứu sự khác nhau giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Quốc.

D. Nghiên cứu cách thức sản xuất phân bón hóa học.

Giải thích

Đáp án: C

Bài 1.3. Theo em việc lắp ráp pin cho nhà máy điện mặt trời thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên?

A. Chăm sóc sức khỏe con người.

B. Nâng cao khả năng hiểu biết của con người về tự nhiên.

C. Ứng dụng công nghệ vào đời sống và sản xuất.

D. Hoạt động nghiên cứu khoa học.

Giải thích

Đáp án: C

Bài 1.4. Một lần, bạn An lấy một ít xi măng trộn với cát rồi tự xây một mô hình nhà nhỏ giống với ngôi nhà của mình. Bạn Khánh đến rủ bạn An đi đá bóng. An nói: Để mình làm cho xong công trình nghiên cứu khoa học này rồi sẽ đi đá bóng. Theo em, việc mà bạn An đang làm có được coi là nghiên cứu khoa học không?

Giải thích

Đáp án:Việc bạn An xây một mô hình ngôi nhà giống với ngôi nhà của mình là hoạt động làm theo, rèn luyện kĩ năng chứ không phải là nghiên cứu khoa học.

Bài 1.5. Bạn Vy cùng bạn Khang chơi thả diều.

a. Hoạt động chơi thả diều có phải là nghiên cứu khoa học tự nhiên không?

b. Theo em, người ta đã nghiên cứu và vận dụng sự hiểu biết nào tự nhiên để tạo ra con diều trong trò chơi?

Giải thích

Đáp án:

a. Hoạt động thả diều chỉ là hoạt động một hoạt động vui chơi, thể thao bình thường; không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học.

b. Người ta đã nghiên cứu và vận dụng sự hiểu biết về quá trình bay lượn của chim và sức đẩy của gió để sáng tạo nên trò chơi thả diều.

Bài 1.6. Để nuôi tôm đạt năng suất, ngoài việc cho tôm ăn các loại thức ăn phù hợp, người nông dân còn lắp hệ thống quạt nước ở các đầm nuôi tôm.

a. Người nông dân lắp máy quạt nước cho đầm tôm để làm gì?

b. Việc lắp hệ thống quạt nước cho đầm tôm có phải là hoạt động nghiên cứu khoa học không?

c. Việc cho tôm ăn có phải là nghiên cứu khoa học không?

d. Việc nghiên cứu công thức để chế biến ra thức ăn tốt nhất, giúp tôn phát triển có phải là nghiên cứu khoa học không?

Giải thích

Đáp án:

a. Nông dân lắp máy quạt nước cho đầm tôm để đảo nước liên tục nhằm làm tăng khả năng hòa tan của khí oxygen vào nước, cung cấp đủ oxygen cho tôm.

b. Việc lắp hệ thống quạt nước cho tôm không phải là nghiên cứu khoa học mà đó chỉ là sự vận dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào nuôi trồng thủy sản.

c. Việc cho tôm ăn cũng không phải là nghiên cứu khoa học. Đó là công việc bình thường được người dân thực hiện lặp đi lặp lại hằng ngày.

d. Việc nghiên cứu công thức để chế biến ra thức ăn tốt nhất, giúp tôm phát triển là hoạt động nghiên cứu khoa học vì người ta đã thực hiện rất nhiều thí nghiệm để xem xét nhu cầu dinh dưỡng của tôm; nghiên cứu để xây dựng công thức, thành phần thức ăn thích hợp nhất với tôm để chúng phát triển tốt nhất.


Bài 4: Đo chiều dài

BÀI 4: ĐO CHIỀU DÀI Bài 4.1. Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là A. đềximét (dm) B. mét (m) C. centimét...